Vì sao chiến tranh chỉ hình thành khi xã hội con người xuất hiện

Chiến tranh chỉ hình thành khi con người xuất hiện vì chiến tranh là một hiện tượng xã hội. Tức là nó đòi hỏi sự tồn tại của tư duy, tổ chức, mục tiêu, và xung đột giữa các nhóm người có ý thức và lợi ích. Trước khi con người xuất hiện, các loài động vật có thể tranh giành lãnh thổ hoặc bạn tình, nhưng những hành vi đó mang tính bản năng, không cấu trúc, không có hệ tư tưởng hay chiến lược dài hạn như chiến tranh.

Dưới đây là một số lý do cụ thể, Hãy hình dung ở một so sánh hiình dung các loài sống theo bầy tổ chức các xung đột, có thể nói quy mô cuộc xung đột cao nhất là ở các loài kiến. Chúng ta có thể thấy quy mô các cuộc xung đột, các cuộc chiến giữa các tổ kiến không khác gì một cuộc chiến tranh của con người vậy câu hỏi đặt ra là điểm khác nhau là gì?


1. Chiến tranh là sản phẩm của tư duy có tổ chức cao

  • Con người có khả năng suy nghĩ trừu tượng, lập kế hoạch, tổ chức xã hội và đưa ra chiến lược. Khác với động vật có thể xảy ra xung đột theo bầy. Chiến tranh giữa con người với nhau khi vượt qua ngoài xung đột sẽ khác hoàn toàn với các cuộc chiến bày đàn của động vật. Khi các loài động vật sống theo xung đột và chiến đấu chống lại nhau. Chúng chủ yếu tấn công và tiêu diệt đối phương vì thức ăn, lãnh thổ chủ yếu liên quan tới vấn đề sinh tồn. Có thể thấy nếu các loài động vật vẫn sinh sống hòa bình nếu các vấn đề về thức ăn và duy trì lãnh thổ được đảm bảo. Con người thì khác sự tính toán của con người liên quan đến tư duy trừu tượng dẫn đến các cuộc chiến không chỉ là sinh tồn.
  • Nhưng các yếu tố là điều kiện để tạo ra một cuộc chiến tranh của con người, thực sự vượt xa khỏi bản năng sinh tồn. Chiến tranh của con người là sự tính toán xa vượt ra ngoài vấn đề sinh tồn. Các cuộc chiến của con người luôn có người đứng đầu tổ chức chiến tranh, có người lập kế hoạch tác chiến, tổ chức thứ hạng trong hàng ngũ. Chúng ta có thể thấy điều này khác hoàn toàn với các cuộc chiến của các đàn kiến, chúng chỉ xông vào cắn xé nhau đến khi đối thủ gục ngã theo mùi hương được tiết ra, mà không phân biệt và theo mệnh lệnh của một cá nhân nào đó. Chúng không có tổ chức thành các nhóm quân, không thể tổ chức các đơn vị khác nhau, không có các mưu lược và vận dụng công cụ vào cuộc chiến. Các cuộc chiến ngoài tự nhiên thường kết thúc ở một trạng thái chết chóc và vấn đề sinh tồn một bên được đảm bảo. Nhưng với con người chiến tranh có thể kết thúc khi đạt được sự trừu tượng nào đó như sự thống trị, tổ chức lại xã hội của kẻ thù…

2. Chiến tranh liên quan đến lợi ích và giá trị trừu tượng

  • Các cuộc chiến thường nổ ra vì đất đai, tài nguyên, quyền lực, tôn giáo, danh dự, hoặc ý thức hệ. Đây đều là những khái niệm trừu tượng mà chỉ con người mới theo đuổi.
  • Động vật không có khái niệm “chủ quyền”, “tổ quốc” , “tôn giáo” hay “ý thức hệ”. Chúng chỉ chiến đấu về những vấn đề liên quan trực tiếp đến sinh tồn.

3. Chiến tranh đòi hỏi tổ chức xã hội quy mô lớn và sâu rộng

  • Phải có các nhóm xã hội, lãnh đạo, binh lính, và cơ cấu quyền lực mới có thể tổ chức một cuộc chiến. Điều này không tồn tại ở mức độ cao trong tự nhiên ngoài loài người. Ngay tại ở loài có tổ chức cao như kiến, chúng củng không thể chuyên biệt các đội quân thành binh lính chiến đấu chuyên nghiệp. Các cuộc chiến tranh của con người thường kéo dài, dài hơn rất nhiều so với cuộc chiến trong tự nhiên. Một phần là do xã hội loài người đã được phân hóa quyền lực chuyên biệt cho các công việc. Chính vì vậy các nguồn lực cho chiến tranh luôn được tách biệt với lại phần còn lại của xã hội.

4. Chiến tranh là kết quả của mâu thuẫn có ý thức

  • Con người không chỉ phản ứng bản năng, mà còn có thể ghét, sợ, tranh giành hoặc thù địch với người khác do khác biệt văn hóa, chủng tộc, lịch sử…Những mâu thuẫn này được nuôi dưỡng qua thời gian và biến thành mâu thuẫ có ý thức. Và những mâu thuẫn này sẽ bùng phát thành lý do cho chiến tranh của con người. Điều này không có ở các loài động vật khác trừ con người. Đến các loài động vật được tổ chức cao như kiến củng chỉ chiến đấu nếu vấn đề sinh tồn của chúng với đối thủ xảy ra. Chúng không yêu có việc trả thù, đồng hóa, nô dịch kẻ thù hay tấn công nhau vì văn hóa.

Tóm lại, chiến tranh là một sản phẩm xã hội, chính trị, tâm lý độc đáo của con người, không đơn thuần là sự xung đột mang tính sinh tồn như trong thế giới tự nhiên. Chiến tranh được đến từ sự phát triển xã hội của con người và sự phát triển của tôn giáo, niềm tin, lịch sử.

Nhiều cuộc chiến tranh không phải để sinh tồn mà để kẻ chiến thắng áp đặt lại giá trị tôn giáo, niềm tin, lịch sử và tổ chức lại xã hội điều mà ở các loài động vật không có.