Bí quyết đồng hành cùng con không áp lực

Bí quyết đồng hành cùng con không áp lực

Mở đầu.

Đây là bài viết từ tác giả của thuvimoingay bài viết được viết từ những câu chuyện cuộc sống . Bài viết mang tính tham khảo, nuôi dạy trẻ là quá trình dài. Mọi phụ huynh cần đồng hành chia sẽ các vấn đề cùng con cái và thấu hiểu trẻ.

Nội dung chia sẽ bí quyết đồng hành cùng con đến phụ huynh.

Chúng ta thường tự hỏi, làm sao để đồng hành cùng con trên hành trình trưởng thành một cách sâu sắc và trọn vẹn? Câu trả lời đôi khi không phải ở việc “phải làm thêm điều gì,” mà lại nằm ở khả năng biết buông và định đúng vai trò của mình. Nhiều khi chúng ta đã định hướng sai rằng con cái là một niềm hạnh phúc mà chúng ta được ban tặng. Thay vào đó chúng ta thường suy nghĩ con cái là một tài sản vô giá của chúng ta. Chính những suy nghĩ này đã tạo cho chúng ta những áp lực giữ gìn, phát huy, quản lý, sinh lời trong tài sản với con cái.

Buông và định – triết lý của sự trưởng thành

Trong mối quan hệ gia đình, đôi khi ta vô thức mang theo cái ta rất lớn trong mọi mối quan hệ. Chúng ta tự gán mình với vai trò “phải là cha,” “phải là mẹ” chúng ta luôn suy nghĩ rằng những gì chúng ta làm là tốt nhất cho con cái. Chính sự đồng hóa này vô tình tạo ra những gánh nặng không đáng có:

  • Khi cha mẹ xem con cái là tài sản, luôn để cái ta lên quá cao, luôn lo lắng và kiểm soát, con cảm thấy áp lực và xa cách. Mọi điều chúng ta bắt con làm đôi khi không phải là điều con muốn. Nhiều khi những bài học nhẹ nhàng từ cuộc sống sẽ giúp con trưởng thanh nhanh hơn.
  • Khi cha mẹ dính chặt vào trách nhiệm, nghĩa vụ, so sánh thì tâm cha mẹ không vui, con thêm áp lực. Sự so sánh, trách nhiệm, nghĩa vụ luôn có trong cuộc sống. Nhưng đôi khi trách nhiệm, nghĩa vụ, so sánh quá mức khiến cho chính phụ huynh bị áp lực. Áp lực con nhà người ta, áp lực trách nhiệm cho cái này cái khác, áp lực nghĩa vụ phải đáp ứng cho con cái này cái kia thì con cái mới tốt. Như chúng ta biết điều gì quá củng là không tốt, nhâm sâm tuy tốt nhưng uống nhiều có thể gây bệnh. Biết vừa đủ để một phần trách nhiệm, nghĩa vụ, so sánh cho con làm là một điều rất hay. Con sẽ tự lớn và biết suy nghĩ chứ không còn áp lực với những gì phụ huynh áp đặt.

Biết buông bỏ những điều xa vời, không chỉ là vai trò là cha mẹ, chúng ta là người bạn, người đồng hành cùng con, ta sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và tự do:

  • Cha không chỉ là cha, mà còn có thể trở thành một người bạn, một người đồng hành cùng con trong quá trình khám phá cuộc sống này. Không chỉ là người bảo vệ, chúng ta có thể là người đồng hành động viên trẻ trưởng thành. Khích lệ trẻ, quan tâm trẻ, đồng hành với trẻ như một người bạn. Nghiêm khắc khi trẻ làm sai với vai trò tra mẹ. Chia sẽ với con những kiến thức trong cuộc sống như những người thầy cô.

Và khi cần, ta định lại vai trò, để hướng dẫn con với sự trách nhiệm và tình yêu thương.

Buông lớp áo cũ, khoác lớp áo mới

Mỗi khi ở bên con, hãy tự hỏi:

  • “Mình đang dính vào lớp áo nào?”
  • “Liệu lớp áo này có khiến con mình cảm thấy xa cách hay bị áp lực không?”

Giống như trước khi khoác một lớp áo mới, ta cần cởi bỏ lớp áo cũ. Nếu ta vẫn cố giữ vai trò của “người chỉ huy,” “người kiểm soát,” thì sao con có thể cảm nhận được sự thân thiết và đồng hành?

Người đời luôn nó khi đi với phật thì mặc áo cà xa, khi đi với ma thì mặc áo giấy. Khi trong từng trường hợp với con chúng ta nên mặc chiếc áo phù hợp để nói chuyện với con.

Trong từng giai đoạn cuộc đời của chúng ta thay đổi từng ngày. Củng như vậy trẻ củng lớn lên từng ngày, chúng ta không thể khoắc mãi chiếc áo củ để đối mặt với trẻ. Cần phải thay đổi với từng thời kỳ cùng con.

Quan tâm nhưng không dính mắc

Cha mẹ thường lo lắng cho con, nhưng đôi khi sự lo lắng lại tạo ra năng lượng tiêu cực. Hãy thay thế sự lo âu bằng sự an vui nội tâm:

  • Khi con vấp ngã, hãy để con tự đứng dậy, trong khi bạn giữ trạng thái cân bằng và tin tưởng.
  • Khi con có vấn đề, đừng vội sửa chữa, mà hãy quan sát và lắng nghe.
  • Hãy là người bạn đưa cho con những lời khuyên bổ ích thay vì chỉ đạo, ra lệnh cho con.
  • Hãy cùng làm với con, cùng chơi với con để không chỉ giúp con hòa nhập mà quan trọng nhất đó là hạnh phúc trong hiện tại với con.

Buông để tự do, định để dẫn lối

Buông không có nghĩa là thờ ơ, và định không có nghĩa là áp đặt. Mỗi ngày, hãy linh hoạt giữa buông và định, để đồng hành cùng con một cách hài hòa.

  • Khi buông, bạn giúp con cảm thấy tự do, thoải mái để phát triển cá nhân.
  • Khi định, bạn trở thành người dẫn đường, trao cho con giá trị và tri thức.
  • Đừng gò bó và nắm chặt quá, hãy để một khoảng trống để con tự do phát triển.

Hãy sống trọn vẹn với hiện tại

Thay vì bận tâm mình “phải làm gì tiếp theo,” hãy tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Con cái cảm nhận được nhiều nhất khi cha mẹ hiện diện trọn vẹn: lắng nghe, thấu hiểu, và yêu thương.

Hành trình làm cha mẹ không phải là để “trở thành ai đó” trong mắt con, mà là để đồng hành, dẫn dắt và giúp con trở thành phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình.

Ngoài trách nhiệm, cha mẹ còn là gia đình, gia đình là nơi mỗi người muốn trở về nhất khi họ yếu đuối. Chính vì vậy hãy là một gia đình ấm áp cho con luôn mong muốn trở về.

BÀI VIẾT CÙNG THỂ LOẠI