Truyện Cổ Tích Chú Bé Thông Minh

chú bé thông minh

Ngày xưa, dù đất nước hòa bình nhưng vua phương bắc luôn có ý định nhòm ngó đến nước Đại Việt. Vua phương bắc luôn gửi xứ giả đến Đại Việt để thăm dò. Vua Đại Việt biết ý định từ phương bắc nên gia sức cầu tài, mở khoa thi. Hơn nữa vua củng sai một viên quan giỏi đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan nghe ngóng nhiều nơi, đã đi nhiều chổ, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm và trả thưởng hậu hỉnh để thu hút mọi người, tuy nhiên mất nhiều công sức mà vẫn chưa tìm thấy người nào thật sự tài giỏi, xuất chúng.

Mặc dù đã rất nản trí nhưng vì một lòng muốn tìm người tài cho đất nước ông vẫn tận tụy tìm kiếm. Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng, cha đánh trâu cày, con đập đất. Thấy hai cha con vừa làm ruộng vừa hát vui vẻ, Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:

– Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh nhảu hỏi vặn lại quan:

– Thưa Ông tôi có thể thay bố tôi trả lời câu hỏi của ông được không ạ. Ông quan gật đầu ra hiệu đồng ý, câu bé liền đáp: Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ bụng cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng nhau nhảu sáng dạ, lại rất tự tin đích thị là một nhân tài sáng giá. Viên quan bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.

Nghe vậy, vua mừng lắm. Nhưng để chắc chắn rằng đây là nhân tài xuất chúng, vua muốn thử thách thêm cậu bé. Nhà vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Dân làng nghe chiếu vua ban thưởng thì dân làng không thể vui mừng mà lo lắng không cùng. Mặc dù dân làng cũng vui vì được vua để tâm tới và những thứ vua ban, nhưng ba trâu đực kia đẻ sao được chín trâu cái đây?

Bao nhiêu cuộc họp làng mở ra, bao nhiêu ý kiến vẫn không giải quyết được vấn đề nhà vua ban, chưa bao giờ làng lại hối hả và sục sạo như thế, tất cả cho đó như là một tai vạ sắp xảy ra. Việc đến tai cậu bé thông minh con người thợ cày. Em liền bảo cha:

– Cha ơi, chẳng mấy khi làng mình được vua ban lộc, cha cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp là lộc vua ban đãi cả làng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng bán đi làm lệ phí cho hai cha con ta đi đường lên kinh thành tâu Vua.

Người cha nghe vậy hoảng hốt: Trâu vua ban mà dám ăn thịt thì chẳng phải một năm nữa mà mai cả làng sẽ phải chịu tội luôn đấy con ạ. Mặc dù con nổi tiếng thông mình nhưng đây là vấn đề sinh tử, Con đừng có dại.

Cậu bé cười và quả quyết:

– Cha cứ tin ở con, con biết tự lo liệu mà, thế nào cũng xong xuôi.

Người cha nghe lời con mình ra đình gặp các bô lão trong làng để trình bày câu chuyện. Khi nghe người cha nói thế, cả làng vẫn còn rất ngờ vực. Nhưng mãi không có phương án nên bắt hai cha con phải làm một tờ giấy cam đoan, cam kết với cả làng. Nếu hai cha con chịu trách nhiệm thì cả làng mới dám mổ trâu để khao hội cả làng.

Mấy hôm sau, hai cha con thu xếp đồ đạc rồi tìm đường lên kinh. Đến hoàng cung, cậu bé biết tin Vua hay đi vi hành dân chúng nên bàn bạc với cha chờ ngày Vua đi vi hành thì để cậu bé ra tâu Vua, còn cha cứ tránh mặt chờ tin cậu. Cậu bé thông minh liền nhân lúc Vua đi vi hành giả bộ có việc uất ức la khóc om xòm chặn đường Vua đi qua.

Nghe thấy tiếng trẻ con la khóc thảm thương, nhà vua sai quân lính ra điệu thằng bé vào để hỏi chuyện. Nhà vua hỏi:

– Này cậu bé kia, nhà ngươi gặp chuyện gì mà lại chặn đường của ta la khóc om sòm như thế?

Chú bé thông minh đáp:

– Tâu đức vua, mẹ con thì mất sớm, cả nhà chỉ có mỗi con và cha con. Vậy mà cha con không chịu đẻ em bé để con có người chơi cùng, chính vì vậy mà con khóc ạ. Mong đức vua ban lệnh bắt cha con đẻ em bé cho con được nhờ ạ.

Nghe thấy cậu bé nói vậy cả nhà vua và các quần thuần ai nấy cũng đều ôm bụng cười. Vua phán tiếp:

– Nếu ngươi muốn có em bé để chơi cùng thì phải bảo cha của ngươi cưới vợ khác. Chứ cha ngươi là giống đực sao đẻ con được!

Cậu bé bỗng tươi tỉnh nói:

– Thế vậy sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực bắt chúng đẻ ra chín con trâu con để nộp cho ngài. Trâu đực là giống đực thì làm sao mà đẻ được.

Nhà vua cười bảo:

– Đấy là ta thử tài trí nhà ngươi thôi. Thế mà cả làng không biết đem 3 con trâu đó mà ngả thịt ăn mừng với nhau à?

Cậu bé nói:

Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết đây là lộc vua ban nên cả làng đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi ạ.

Nhà vua đã phải công nhận rằng, Viên quan được cử đi tìm kiếm người tài đã nói đúng, cậu bé này rất thông minh, lại nhanh nhẹn ứng biến là một tài năng hiếm có. Nhưng nhà vua vẫn muốn thử thách cậu bé thêm một lần nữa. Nhà vua sai người cho hai cha con cậu bé đến ở trong công quán sai người phục vụ tận tình. Sang đến ngày hôm sau, khi hai cha con cậu bé đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua đem đến một con chim sẻ và nói:

Nhà vua lệnh cho hai cha con ngươi phải thịt con chim sẻ này để dọn thành 3 bàn cỗ thức ăn.

Cậu bé nhanh trí bảo cha mình lấy ra một chiếc kim khâu và nói với sứ giả:

– Ông cầm lấy chiếc kim này về và tâu với đức vua rằng, hai cha con chúng tôi đã nghĩ ra ba bàn cỗ. Nhưng hiện tại không có con dao nào đủ sắc bén nên nhờ ngài đem chiếc kim này về nhờ đức vua cho rèn thành 3 bộ dao để cha con tôi có thể làm cỗ.

Sau khi sứ về tâu lại với đức vua, nhà vua phục hẳn tài trí của cậu bé. Lập tức nhà vua cho gọi hai cha con vào cung và ban thưởng rất hậu hĩnh.

Năm đó, nước láng giềng sau bao năm nhòm ngó xâm chiếm nước ta cuối cùng củng có những bước đi đầu tiên. Để dò la xem nước Đại Việt có nhân tài hay không, họ đã sai một sứ giả uyên bác sang Đại Việt.

Vị sứ giả sau khi tiếp kiến vua Đại Việt đã ra một câu đố rất oái oăm: “Làm cách nào để xuyên một sợi chỉ mảnh qua một con ốc xoắn rỗng hai đầu?”

Sau khi nghe sứ thần nói về mục đích ghé thăm lần này, tất cả vua quan đều đưa mắt nhìn nhau. Vua tôi Đại Việt biết rằng nếu như không trả lời được câu đố đó, thì sẽ tỏ ra thua kém và lép vế trước nước láng giềng, càng chứng tỏ đất nước không có người tài. Như vậy có thể khiến nước láng riềng khinh thường.

Các đại thần vò đầu bứt tai suy nghĩ, người thì thử dùng miệng để hút cho sợi chỉ lọt qua, có người thì bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu hơn, có người thì thổi… Nhà vua mời cả những nghệ nhân thêu thùa điêu luyện nhất để luồn chỉ nhưng tất các các cách trên đều vô dụng.

Bao nhiêu quan trạng đều bó tay, cuối cùng để có thêm thời gian cử người đi hỏi cậu bé thông minh, nhà vua nghĩ ra cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán một ngày cho đỡ mệt đường xa.

Một viên quan phi ngựa cầm theo dụ chỉ của nhà vua đến nhà cậu bé thông minh. Đúng lúc đó thì cậu và các bạn đang đùa nghịch ở sau nhà. Sau khi nghe viên quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả nước láng giềng, cậu bé không đưa ra câu trả lời mà chỉ hát lên một câu hát:

Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…

Biết mình nhỏ tuổi đến dự lễ triều sẽ làm Quan sứ giả nước bạn khinh thường cậu bé nói với quan, rồi cậu bé bảo:

– Ta không nhất thiết phải cùng ông trở về triều làm gì. Cứ theo câu hát của tôi tức khắc sợi chỉ sẽ lọt qua con ốc!

Viên quan sung sướng phi ngựa trở về triều tâu lại với đức vua. Nhà vua và các quần thần như được cứu một nước cờ thua trông thấy. Quả nhiên con kiến đã xâu được sợi chỉ xuyên qua ruột ốc trước con mắt kinh ngạc của sứ giả nước láng giềng. Sứ giả nước láng riêng tròn mắt khen ngợi, tán dương hết mức làm nức lòng Vua tôi nước nhà. Sứ giả khen Đại Việt còn nhiều người tài giỏi, rất thán phục trước tài năng của Vua tôi Đại Việt. Sau khi về nước ông bẩm vua láng riềng rằng nước Đại Việt còn nhiều nhân tài xuất chúng, không thể khinh xuất tấn công, nhờ vậy nước Đại Việt được yên bình trong suốt thời gian đó.

Kể từ lần đó, nhà vua đã phong cho cậu bé làm trạng nguyên, sai người xây riêng một dinh thự cho cậu bé gần bên cạnh hoàng cung để tiện hỏi han khi cần.