Xung đột giữa Campuchia và Thái Lan, đặc biệt là xung quanh khu vực đền Preah Vihear. Đây không chỉ đơn thuần là tranh chấp lãnh thổ, mà còn bị thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị nội bộ từ cả hai quốc gia. Dưới đây là phân tích chi tiết:
1. Nhìn lại yếu tố lãnh thổ – bề nổi của xung đột
Trọng tâm của tranh chấp trong năm 2025 của hai nước là ngôi đền cổ Preah Vihear, nằm gần biên giới giữa hai nước:
- Năm 1962, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) phán quyết đền Preah Vihear thuộc Campuchia.
- Tuy nhiên, khu vực đất xung quanh ngôi đền (khoảng 4,6 km²) lại không được phán quyết rõ ràng, dẫn đến tranh cãi kéo dài.
- Cả hai nước đều triển khai quân đội tại khu vực biên giới này, từng xảy ra nhiều đợt giao tranh từ năm 2008 đến 2011.
Đây được xem là tranh chấp lâu năm và được xem là phức tạp bởi các yếu tố lịch sử. Tranh chấp đã xãy ra rất lâu nhưng lại nóng lên gần đây và đang bị đẩy lên cực độ. Nhưng tại sao xung đột lại leo thang đúng vào lúc này? Liệu có điều gì đang nằm sau cuộc xung đột này. Hôm nay chúng ta cùng xem những yếu tố nào ngoài bề nổi lãnh thổ đã đẩy cuộc xung đột đến bên bờ vực cuộc chiến.
2. Yếu tố chính trị nội bộ – động lực tiềm ẩn làm leo thang xung đột
Campuchia:
Nội tại campuchia đang đứng trước nhiều ngã rẽ khi ông Hun Sen trao ghế thủ tướng cho con trai.
- Thủ tướng Hun Sen đã nắm quyền trong nhiều thập kỷ. Cuộc chuyển giao quyền lực giữa Ông và con trai đang đứng trước nhiều thức thách. Trong nội địa kinh tế campuchia đang đứng trước nhiều thách thức, sau khi quốc tế lên án và các nước truy quét các ổ lừa đảo tại Campuchia. Nước này đang bước sang một trang mới khi các ổ lừa đảo chuyển đi và những hào nhoáng do các ổ lừa đảo đem lại củng đi cùng với các ổ lừa đảo.
- Sự phụ thuộc vào đầu tư Trung Quốc đang gặp bất lợi khi nền kinh tế Trung Quốc đi xuống. Sự dời đi của các công ty Trung Quốc khi Campuchia bị quốc tế lên án vì các ổ lừa đảo lớn tại đây. Củng có nguồn tin không chính thức cho rằng chính phủ Campuchia có dính dáng tới các tổ chức lừa đảo này.
- Campuchia đang xa lầy với các dự án viễn vông của mình. Các dự án được ca tụng là làm Campuchia nhảy vọt như dự án Kênh đào phù nam, Cảng biển hứa hiện là điểm nhấn của triều đại nhà Hun Sen đang xa lầy. Những câu hỏi đang được đặt ra với tính khả quan của các dự án đó.
Hiện tại Campuchia đang rơi vào tình thế rối ren, nội bộ hậu Hun Sen đang mất phương hướng, rất nhiều vấn đề trong nước cần phải được giải quyết. Vào những thời điểm chính trị trong nước căng thẳng, ông Hun Sen, người được đánh giá là nắm quyền thực tế tại Campuchia thường tận dụng xung đột biên giới để khơi dậy lòng yêu nước, tạo sự đoàn kết và chuyển hướng dư luận khỏi các vấn đề nội bộ như tham nhũng, áp bức đối lập.
Việc bảo vệ chủ quyền tại đền Preah Vihear được ông sử dụng như một biểu tượng chính trị nhằm củng cố tính chính danh. Kêu gọi sự đoàn kết của nhân dân trước những vấn đề đang làm lung lay lòng dân.
Thái Lan:
- Thời kỳ 2008–2011, Thái Lan rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng giữa các phe “áo đỏ” (ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra) và “áo vàng” (phe bảo hoàng và dân tộc chủ nghĩa). Cuộc đấu đá nội bộ tại Thái Lan chưa bao giờ bị dập tắt. Dù các cuộc bầu cử tại Thái có kết quả như thế nào củng không thể làm hài lòng các đảng phái tại Thái Lan. Chỉ cần một cái cớ là các phe phái tại Thái Lan sẽ tận dụng để tấn công các phe đối lập.
- Chính phủ Thái Lan lúc đó cũng bị cáo buộc sử dụng xung đột để đánh lạc hướng dư luận, hoặc chứng minh thái độ cứng rắn trước các cuộc biểu tình trong nước.
- Thái Lan củng đang có những dấu hiệu hụt hơi trong quá trình phát triển kinh tế. Không những thế Thái Lan đang có những bước nhằm thoát khỏi ảnh hương của các nước lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các phe phái ngã theo Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ luôn tìm cơ hội để tấn công chính trị phe còn lại.
- Quân đội Thái Lan – với ảnh hưởng lớn trong chính trị – cũng được cho là lợi dụng tình hình để tăng cường vai trò và vị thế của mình.
3. Tính chất dân tộc – chủ nghĩa và dư luận xã hội
- Ở cả hai nước, vấn đề đền Preah Vihear gắn với lòng tự hào dân tộc. Truyền thông và mạng xã hội ở mỗi bên thường thúc đẩy các quan điểm cứng rắn, khiến chính phủ khó có thể nhân nhượng mà không bị mất uy tín trong mắt công chúng.
- Những tổ chức dân tộc cực đoan, đặc biệt ở Thái Lan, đã gây áp lực buộc chính phủ không được “nhượng bộ” Campuchia. Ngược lại với Campuchia củng vậy, trong xung đột với Thái Lan việc không nhượng bộ được đánh giá như những nhà lãnh đạo cứng rắn.
4. Tòa án quốc tế và phản ứng quốc tế
- Năm 2013, ICJ ra phán quyết bổ sung, khẳng định khu vực gần đền Preah Vihear thuộc Campuchia.
- Phán quyết này giúp giảm căng thẳng, nhưng xung đột tiềm ẩn vẫn còn nếu chính trị nội bộ bất ổn trở lại. Thái Lan luôn tuyên bố ủng hộ các phán quyết nhưng không công nhận quyền của Tòa Án quốc tế với các tranh chấp. Còn Campuchia luôn lấy việc này làm cái cớ để gây hấn với Thái Lan.
- Ngược lại xung đột tại Thái Lan và Campuchia đang là tâm điểm chú ý của các nước lớn là Trung Quốc và Hòa Kỳ. Do yếu tố đặc biệt của địa chính trị hai nước, nên cuộc xung đột là nơi các nước lớn đi những nước cờ của mình. Với Trung Quốc việc đông nam á bất ổn sẽ tạo lợi thế cho họ có lợi thế tại các tranh chấp biển đông với các nước tại đông nam á. Việc Campuchia – Thái Lan xung đột Trung Quốc có thể nhảy vào như một người Anh giảng hòa, hoặc có thể kiếm lợi từ các hợp đồng vũ khí nếu căng thẳng tăng cao. Với người Mỹ, Thái Lan là đồng minh lâu đời tại đông nam á, Campuchia củng là nước mà Mỹ muốn có ảnh hưởng để cô lập Trung Quốc. Nếu có xung đột ở đây xảy ra sẽ là điểm nóng cạnh tranh quyền lực của hai thế lực lớn là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Vậy chúng ta rút ra được điều gì?
Xung đột Campuchia – Thái Lan không chỉ là tranh chấp biên giới thông thường mà là một biểu hiện phức tạp của sự giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, chủ nghĩa dân tộc, và động cơ chính trị nội bộ. Việc lợi dụng xung đột bên ngoài để củng cố quyền lực trong nước là chiến lược quen thuộc của nhiều chính phủ, và trường hợp này là một ví dụ điển hình trong khu vực Đông Nam Á.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Khổ đến từ đâu dưới góc nhìn từ đạo phật
Cuộc chiến của israel và iran phản ánh đầy đủ cuộc chiến tranh vì tôn giáo và những giá trị niềm tin khác biệt.
Nguồn gốc của chiến tranh
Hoà Thượng Thích Giác Khang Một Người Hết Lòng Vì Phật Pháp Việt Nam
Phản Ứng Của Cơ Thể Với Nỗi Sợ
Phân loại các nỗi sợ hãi trong bạn nhằm giúp bạn vượt qua từng nỗi sợ
BÀI VIẾT CÙNG THỂ LOẠI
Cuộc chiến của israel và iran phản ánh đầy đủ cuộc chiến tranh vì tôn giáo và những giá trị niềm tin khác biệt.