Mẹ Kế Con Chồng

Mẹ kế con chồng

Xưa ở vùng Thăng Long có một thương buôn, phú hộ nổi tiếng giàu có tên Gia Bình. Ông có nhiều đất nhưng vẫn thường xuyên đi buôn bán khắp nơi. Ông Gia Bình thành thân với một người con gái trong xóm sinh được một cậu con trai đặt tên là Gia Nghĩa. Không may khi sinh Gia Nghĩa mẹ cậu không may qua đời.

Gia Nghĩa được người cha vô cùng yêu thương và chăm sóc tận tình. Cậu được cha cho đi học lễ nghĩa từ sớm, Ông Gia Bình gửi cậu cho một thầy đồ nỗi tiếng trong vùng giảng dạy lễ nghĩa. Khi Gia Nghĩa lên 8 tuổi, để thuận tiện cho việc kinh doanh giao thương của mình. Một phần Ông Gia Bình nghĩ thành thân để có người chăm lo cho gia đình, một phần muốn có thêm con cái cho vui nhà vui cửa. Ông Gia Bình thành thân với một cô gái tên là Hải Lan một người quen củ trong làng được làm mối giữa hai nhà.

Bà Hải Lan sinh được cho Ông Gia Bình 2 cô công chúa sinh đẹp. Khi gia thất đã yên ổn Ông Gia Bình lại tiến hành công việc đi buôn bán. Ông thường xuyên đi xa để vợ hai ở nhà quán xuyến mọi việc.

Bà Hải Lan khi được Ông Gia Bình giao quyền quản lý gia đình thì đâm ra độc đoán. Do Ông Gia Bình nhiều lần phải đi xa, có khi đi cả năm mới về, mọi việc trong nhà đều do bà Hải Lan làm chủ. Vì bà có hai cô con gái nhưng khi nhìn lại Gia Nghĩa được người cha luôn yêu thương mỗi khi Ông ở nhà. Bà lại nổi lòng sân hận muốn tìm cách đuổi Gia Nghĩa ra khỏi nhà. Trước mặt Ông Gia Bình bà luôn đối xử tốt với Gia Nghĩa, nhưng khi Ông Gia Bình đi công chuyện bà lại trở thành một con người khác.

Bà Hải Lan bắt Gia Nghĩa làm việc nhà giao việc đồng áng cho cậu làm. Vì là một cậu bé ngoan Gia Nghĩa chỉ biết nghe lời mẹ kế bắt đầu đi học làm việc đồng áng. Để ép cậu làm việc nhiều hơn, mẹ kế không cho Gia Nghĩa đi học nữa, bắt cậu làm tất cả mọi việc đồng áng nặng nhọc. Đã thế hàng ngày người mẹ kế luôn kiếm cớ để chỉ trích, chửi bới Gia Nghĩa.

Đỉnh điểm một mùa đông nọ, Ông Gia Bình phải đi buôn xa dự tính cả năm mới về được. Người mẹ kế lúc này đã trở nên vô cùng độc đoán, ngoài hai cô con gái bà luôn khó chịu với tất cả mọi người trong nhà đặc biệt là Gia Nghĩa. Đợt đó đến vụ cày cấy, mẹ kế kiếm cớ cho toàn bộ người giúp việc trong nhà không được đi làm ruộng và bắt Gia Nghĩa làm toàn bộ công việc đồng áng trong gia đình. Đã vậy bà còn kiếm cớ gia đình đang khó khăn, cắt giảm bữa ăn, áo mặc của Gia Nghĩa.

Gia Nghĩa là người hiểu chuyện muốn gia đình hòa thuận nên chỉ biết vâng lời mẹ kế. Một mình hì hục làm tất cả công việc đồng áng nặng nhọc.

Năm đó vì mùa đông khắc nhiệt và lạnh hơn mọi năm, gió mùa thổi mạnh ông Gia Bình đi buôn không thuận lợi nên đã quay về sớm.

Lại nói đến Gia Nghĩa vì làm việc quá lại đói ăn và mặc không đủ ấm. Cậu mệt lã ngã ngay xuống ruộng nhà mình. Người dân làng trông thấy liền gọi người làm trong gia đình mang cậu về.

Vừa lúc đó Ông Gia Bình về đến nhà thấy con trai quần áo rách rưới, xanh sao, môi thâm gần gò. Ông nóng giận quát hỏi thì được người làng kể lại câu chuyện. Ông nóng giận hỏi người làm trong nhà sao lại để cho cậu đi làm ruộng, ban đầu người làm sợ không giám nói. Nhưng dưới sự ép buộc của Ông Gia Bình tất cả người nhà để đồng lòng kể lại sự thật bấy lâu nay cho ông nghe.

Sau khi Ông Gia Bình biết được đầu đuôi ngoạn ngành câu chuyện. Ông nổi giận đùng đùng quyết đuổi người vợ kế và từ mặt bà. Bà vợ kế và hai con gào khóc càng tức giấn ông cho người đuổi cả ba mẹ con ra khỏi nhà.

Gia Nghĩa lúc này được người giúp việc chăm sóc đã tỉnh lại. Nghe chuyện người cha tính đuổi ba mẹ con mẹ kế ra khỏi nhà Gia Nghĩa lúc này mới xin trình bày với Ông Gia Bình.

Gia Nghĩa thưa: Thưa Cha xin cha xem xét lại mọi chuyện, trước đây một mình con ở nhà làm việc thì nặng nhọc thì củng đỡ được cho người giúp việc. Hai em con và mẹ kế củng có cuộc sống êm ấm. Khi đó chỉ một mình con phải chịu khổ. Nhưng nếu mẹ Cha đuổi mẹ kế con đi thì tới tận ba người phải chịu khổ, cha củng khổ tâm thì con thật không an lòng.

Người mẹ kế nghe gia nghĩa nói thì củng bật khóc to hơn, ôm trầm gia nghĩa. Ông gia bình vì câu nói của con trai mà suy nghĩ không đuổi vợ kế đi.

Từ đó mẹ kế đổi tính xem Gia Nghĩa như con ruột mình, Bà không giám độc đoán, củng như luôn đối xử tốt với mọi người trong nhà kể cả người giúp việc. Ông Gia Bình củng không đi buôn bán xa. Gia đình ông Gia Bình sống đầm ấm về sau. Về phần Gia Nghĩa củng gia sức học tập, củng đỗ đậu công danh và được làm quan lớn trong triều.