Trong thế giới hiện đại, con người dường như có nhiều nỗi sợ hơn bao giờ hết – không chỉ những nỗi sợ sinh tồn cơ bản, mà còn cả những lo lắng tinh vi, vô hình. Có một số lý do chính khiến điều này xảy ra:
1. Quá tải thông tin và truyền thông
Tin xấu lan nhanh hơn tin tốt:
Tin tức tiêu cực (chiến tranh, thiên tai, tội phạm, dịch bệnh…) thường được truyền tải nhanh và rộng. Điều này khiến não bộ luôn trong trạng thái “cảnh giác”, dù mối nguy không ở gần ta.
Trong thời đại truyền thông phát triển, các tin tức trên khắp thế giới liên tục được cập nhập. Các tin tức tiêu cực luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng với thuật toán từ các nền tảng truyền thông các tin tức xấu luôn được đẩy nhanh và lan rộng trong cộng đồng. Không chỉ vậy các tin tức từ các mạng xã hội, các kênh truyền thông không chính thống còn làm tin tức tiêu cực hơn với các thêm thắt sự kiện không có thật. Nhiều câu chuyện tiêu cực không có thật củng được thêu dệt để thu hút người đọc và tăng tương tác của các kênh xã hội.
So sánh xã hội: Mạng xã hội khiến ta liên tục so sánh cuộc sống mình với người khác – từ đó sinh ra lo âu, sợ thất bại, sợ không đủ tốt.
Các câu chuyện về so sánh, đánh giá và khoe mẽ trên các nền tảng xã hội củng thu hút người xem không ít. Các câu chuyện này khiến bạn cảm thấy thu thiệt, kém cõi hơn, khiến bạn hụt hẫng với cuộc sống này hơn. Khi nghe các tin tức như vậy các ý nghĩ tiêu cực trong bạn sẽ trỗi dậy khiến bạn đánh giá bản thân với những nội dung bạn đang tiếp nhận. Đặc biệt nếu cuộc sống của bạn đang khó khăn sẽ khiến bạn càng có ý nghĩ tiêu cực hơn khi xem các nội dung này.
2. Mức sống cao đi kèm với áp lực cao
- Khi nhu cầu cơ bản được thỏa mãn, con người bắt đầu sợ những điều trừu tượng hơn: sợ cô đơn, sợ không có ý nghĩa, sợ không được công nhận, sợ bị bỏ lại phía sau.
- Thế giới hiện đại đề cao thành công, hiệu suất, và tốc độ – vô tình tạo nên những chuẩn mực mà nhiều người không thể theo kịp. Hiệu suất và tốc độ này đòi hỏi con người thay đổi, thích nghi theo ngày và củng là áp lực khiến mỗi người lo sợ.
- Khi mức sống cao hơn con người sẽ có nhiều nỗi lo sợ khi bị bỏ lại, tụt lùi về mức sống khó khăn trước đây. Nỗi sợ này luôn ám ảnh con người vì các nhu cầu của con người tại mức sống cao đem lại cảm giác an toàn, hưởng thụ, cái tôi.
- Con người là sinh vật có lòng tham lớn, khi bạn đạt được mức sống cao hơn bạn lại luôn mong muốn sẽ đạt được mức sống cao hơn nữa. Chính vì không thể biết mức thỏa mãn của chính mình, con người luôn đặt các mục tiêu, mức sống cao hơn và đẩy cơ thể, tâm trí vào áp lực lớn hơn. Khi không đạt được các mục tiêu lớn hơn khiến con người sẽ càng thêm áp lực.
3. Mất kết nối với cộng đồng và thiên nhiên
- Sự cô lập gia tăng do lối sống thành thị, công nghệ và cá nhân hóa – dẫn đến cảm giác lạc lõng, dễ sợ hãi. Con người khi sống trong cuộc sống công nghệ sẽ khiến bản thân bị cô lập, không tiếp xúc với thiên nhiên sẽ khiến cơ thể trì trệ và stress. Điều này sẽ khiến các thông tin tiêu cực bạn tiếp cận càng in sâu trong tâm trí bạn và bạn không thể thoát ra được. Sống xa thiên nhiên còn làm sức khỏe của bạn đi xuống, sức khỏe đi xuống khiến cơ thể bạn sản sinh gò bó và càng làm tăng stress trong cơ thể bạn.
- Mất đi những mối liên kết truyền thống (gia đình lớn, làng xóm, thiên nhiên) khiến con người thiếu điểm tựa tinh thần. Các phương tiện truyền thông, mạng xã hội khiến các thế hệ trong gia đình càng xa cách. Con người chỉ muốn sống nhanh, tiếp cận thông tin nhanh trên các nền tảng, cuộc sống xoay quanh internet khiến con người không có thời gian dành cho gia đình. Các nội dung cỗ vụ sống nhanh, tận hưởng, phá cách khiến con người ham muốn những cuộc sống tận hưởng và không muốn bị ràng buộc. Chính điểm này càng khiến con người mất đi các kết nối với xã hội, khi cuộc chơi kết thúc con người lại càng cảm thấy trống vắng và hụt hẫng, cô đơn hơn.
4. Quá nhiều lựa chọn, quá ít định hướng
- Trong thế giới hiện đại, con người có nhiều cơ hội hơn bao giờ hết – nhưng cũng phải ra quyết định nhiều hơn, và sợ hãi vì sai lầm, bỏ lỡ, hoặc chọn nhầm. Các cơ hội này xuất phát từ sự bùng nổ công nghệ, khiến cho nhiều cơ hội để thay đổi cuộc sống hơn. Nhưng người lại khiến con người nhiều nỗi sợ bỏ lỡ hơn, con người luôn lặp lại vòng lặp thấy cơ hội, không định hướng, sỡ bỏ lỡ, sợ thất bại được lặp liên tục.
- Tự do lựa chọn đi kèm với trách nhiệm – và không phải ai cũng được trang bị năng lực tâm lý để gánh vác điều đó. Các kênh truyền thông luôn cổ xúy về tự do tài chính, thành công cuộc sống nhưng không cảnh báo về các rủi ro đi kèm. Khi bắt tay vào làm những việc lớn, hay đơn giản các công việc hàng ngày thì luôn xảy ra các rủi ro và các rằng buộc trách nhiệm mà bạn chưa thể biết trước. Khi điều này xảy ra đẩy bạn đến các lực chọn giữa tự do, trách nhiệm. Nếu không được trang bị kiến thức và tâm lý vững vàng sẽ khiến bạn lo lắng tột độ.
5. Nỗi sợ hiện đại mang tính nội tâm nhiều hơn
- Thay vì chỉ sợ hổ, sợ đói, con người hiện đại lại sợ bị đánh giá, bị cô lập, mất kiểm soát, mất phương hướng sống.
- Những nỗi sợ này khó thấy, khó gọi tên, và khó giải quyết hơn các mối đe dọa vật lý truyền thống.
- Các nỗi sợ hiện đại như trình bày ở trên được hình thành bởi sự thúc đẩy của tiến bộ công nghệ, truyền thông. Khiến con người không thể gắn kết được với cộng đồng và cuộc sống hiện thực. Con người không thể chấp nhận thực tế và các điều truyền thông luôn tung hô hay truyền đạt.
✅ Tóm lại:
Thế giới hiện đại mang lại tiện nghi và tự do, nhưng cũng kéo theo sự rối loạn về tâm lý, giá trị sống, và mối quan hệ. Chữa lành nỗi sợ không còn chỉ là tránh nguy hiểm, mà là học cách hiểu mình, kết nối với người khác, và sống có định hướng.
Hay biết kết nối với gia đình, cộng đồng, thiên nhiên để tăng cường sức khỏe giảm stress trong cuộc sống. Luôn biết chọn lọc thông tin để tránh bị phụ thuộc thông tin xấu. Luôn hành động có trách nhiệm và sống một cuộc sống thực tế. Hãy giảm bớt các nhu cầu không cẩn thiết, để cơ thể và tâm trí thư giản khi đó cơ thể và tâm trí đầy năng lượng và giúp bạn giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống.
BÀI VIẾT CÙNG DANH MỤC
Hiểu nổi sợ để vượt qua nỗi sợ hãi như thế nào
Trạng trình nguyễn bỉnh khiêm nhà tiên tri vĩ đại của việt nam
Vì sao chiến tranh chỉ hình thành khi con người xuất hiện
10 bài học đầu tư đáng giá từ Warren Buffett
Quyền lực của giáo hoàng và ảnh hưởng tới của giáo hoàng tới thế giới.
Chiến thuật đàm phán kinh tế của Trump về thuế quan và thực tế hiện tại
BÀI VIẾT CÙNG THỂ LOẠI
Hiểu nổi sợ để vượt qua nỗi sợ hãi như thế nào
Buông Bỏ để Buông Xả – Hiểu đúng để sống nhẹ nhàng hơn
Sức mạnh đến từ sự biết ơn
Mẹ Kế Con Chồng
Nàng Tiên Cóc
Du Tịnh Ý Gặp Thần Bếp