Nàng Tiên Cóc

nàng tiên cóc

Ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân hiền lành, nhân hậu dù đã lớn tuổi nhưng vẫn chưa có con. Hai vợ chồng luôn cầu Trời khấn Phật, mong có được một người con. Mãi đến khi người vợ đã ngoài tuổi tứ tuần người vợ mới có thai, nhưng đến khi sinh ra, không phải là người mà lại là một con cóc. Hai vợ chồng rất sợ hãi, người cha tính bỏ con cóc đi, nhưng người vợ nhất mực muốn nuôi vì do mình mang nặng đẻ đau sinh ra.

Cóc lớn lên từng ngày, củng biết nói tiếng người, mặc dù xấu xí nhưng cóc vô cùng lễ phép, chăm ngoan, nghe lời bố mẹ. Song hình thù sần sùi, xấu xí, khiến nhiều người dị nghị, bàn tán làm cha mẹ cóc lấy làm buồn phiền, thường than thở với nhau: “Vợ chồng mình già cả, hiếm hoi, tưởng sinh được mụn con nối dòng, trông nom đỡ đần mình, ngờ đâu lại sinh ra cóc, khiến nhiều người dị nghị. Đã thế khi về già không biết lấy ai chăm sóc và lo cho cóc, củng như cho hai vợ chồng. Hai vợ chồng còn trông mong gì chỉ mong cóc có thể tự chăm sóc mình khi bố mẹ về già”.

Cóc nghe thấy thế, củng tủi lòng, khuyên cha mẹ đừng lo, Cóc bảo với bố mẹ rằng mình có thể làm việc giúp bố mẹ. Biết được ruộng lúa của gia đình bị phá hoại, hôm sau cóc nhảy đi coi ruộng giúp bố mẹ, kể từ khi cóc trông nom đồng áng thì ruộng đồng không bị ai phá. Trâu bò và các con vật khác củng không đến ăn lúa nhà Cóc nữa. Công việc trong gia đình Cóc củng xin bố mẹ làm hết, mặc dù không tin tưởng con mình làm được nhưng bố mẹ cóc đều không ngăn cản. Từ đó việc trông coi đồng áng, cơm nước, dọn dẹp trong nhà Cóc đều hoàn thành giúp bố mẹ. Bố mẹ cóc thấy vậy củng vơi bớt phần nào nỗi buồn.

Một hôm, có mấy thư sinh đi qua ruộng nó, dẫm lên lúa, bỗng nghe có tiếng lanh lảnh như giọng con gái bảo rằng: “Xin các cậu đi cho có ý tứ kẻo làm nát lúa nhà em”. Mấy anh thư sinh nhìn vào ruộng lúa, chẳng thấy ai, chỉ thấy một con cóc đang ngồi đó. Tiếng nói dịu ngọt làm cho một anh trong đó đâm ra có cảm tình và củng vì tò mò nên chàng ta bắt chuyện với Cóc.

Chàng thư sinh thường đi học qua cánh đồng nhà cóc. Mỗi lần ghé qua, cậu đều vào nói chuyện với Cóc. Mặc dù không đi học, Cóc có thể đối đáp thơ văn với chàng, hơn nữa lại có tài ăn nói khiến chàng thư sinh siêu lòng. Lâu dần trò truyện hợp ý, chàng thư sinh đem lòng cảm mến với nàng Cóc.

Chàng thư sinh bấy lâu đọc sách đạo thần tiên, tin tưởng có sự mầu nhiệm ở đời, lại cảm thấy nàng cóc hiểu biết nết na, nên về nhà nói với cha mẹ xin hỏi cóc làm vợ.

Ban đầu cha mẹ thư sinh tưởng con mình hóa dại, song chàng ta cứ một mực đòi lấy cóc làm vợ cho kỳ được, nếu không thì thề quyết chẳng lấy ai. Người cha bèn kiếm cớ từ khước, bảo chỉ có một mình anh ta là con trai, cưới cóc về có sinh ra được con cái để nối dòng không? Thư sinh tin là sẽ có sự nhiệm màu xảy đến trong ngày cưới cóc về, Tiên Phật sẽ giúp người có đức hạnh như nàng Cóc, chàng kiêm quyết thuyết phục cha mẹ cho lấy Nàng cóc. Thấy con đã nhất quyết như vậy, cha mẹ anh ta cũng đành phải chiều theo, đem trầu cau đi hỏi cóc.

Đến ngày cưới, bên nhà trai mang đủ lễ vật, đồ nữ trang, quần áo cho cô dâu như người thường. Cả hai họ cũng trông mong, bà con lối xóm biết tin nô nức tới xem, nhưng đến khi rước dâu, mọi người phải tức cười vì đón một con cóc nhảy về nhà chồng. Ba mẹ chồng nàng cóc cảm thấy vô cùng xấu hổ trước những lời dị nghị từ mọi người. Trái lại chàng thư sinh không hề cảm thấy buồn và rất thông cảm cho Nàng Cóc.

Cha mẹ chồng không thể chịu được những lời dị nghị từ những người xung quanh vừa rầu, phiền cho con trai, vừa chua xót vì con dâu cóc, liền cấp ruộng cho đôi lứa đi ở riêng. Thư sinh cũng buồn lòng, cặm cụi học hành, chăm đọc sách mong có công danh báo hiếu cha mẹ già. Cóc thì siêng năng công việc ở nhà, thức khuya dậy sớm khuyên chồng chăm chỉ bút nghiên.

Ngày ngày anh ta đi học về thì đã thấy cơm nước sẵn sàng, nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, Chàng thư sinh vô cùng ngạc nhiên, không biết vợ mình làm cách nào để làm những việc trên. Tò mò, anh ta nghĩ cách tìm hiểu thử. Anh ra đi rồi thình lình trở về bất ngờ, hy vọng có thể giải đáp, song mấy lần như vậy anh đều không thấy có gì lạ, củng không thấy Cóc làm gì cả. Vài lần như vậy Anh củng từ bỏ và không tò mò nữa.

Lại kể về chuyên học hành của Chàng thư sinh. Vì biết chàng lấy vợ là một nàng cóc nên đám bạn luôn trêu đùa. Đến ngày sinh nhật của Thầy đồ, lũ bạn lại kiếm cớ trêu trọc. Bảo với thầy đồ rằng: tất cả môn đệ của thầy đã có vợ, đều mang tiếng ngoan hiền đảm đang. Nhân sinh nhật thầy muốn tổ chức một cuộc thi làm cỗ, xem mâm cỗ của vợ ai làm ngon nhất. Thầy đồ không suy nghĩ liền đồng ý.

Về tới nhà Chàng thư sinh buồn rầu, thấy vậy nàng Cóc gặng hỏi chồng. Biết được câu chuyện nàng nói với chồng mình đừng quá lo, đúng ngày sinh nhật thầy sẽ chuẩn bị mâm cổ mừng sinh nhật thầy. Mặc dù vô cùng lo lắng phân vân không biết vợ mình làm được không, nhưng tin tưởng vợ chàng không hỏi thêm nữa.

Đúng ngày sinh nhật thầy, các mâm cổ của các học trò khác bầy ra thịnh soạn, lũ bạn lại lấy cớ trêu trọc Chàng thư sinh, cho rằng không tôn trọng thầy mới không mang mâm cỗ tới. Lúc này, mâm cỗ do nàng Cóc làm được người nhà mang tới. Lũ bạn chàng thư sinh vô cùng ngạc nhiên, không ai còn dám diễu cợt chàng nữa. Sau khi dùng bữa song thầy khen tất cả các mâm cổ đều ngon, nhưng thầy đặc biệt khen rằng vợ chàng thư sinh nấu ăn rất ngon.

Thấy vậy lũ bạn lại ghen tức, tìm cách trọc phá thêm chàng thư sinh. Họ nói với thầy rằng các mâm cỗ đều rất ngon chứng tỏ vợ của họ đều rất tài năng và giỏi giang. Hay bay giờ chúng ta cho vợ mình đến chào thầy cảm ơn công giáo dục của thầy. Đồng thời củng nhờ thầy đánh giá xem vợ của anh tài sách vẹn toàn nhất. Thầy do không biết chuyện nên tấm tắc đồng ý. Lũ bạn nghĩ đã bẫy được chàng thư sinh nên cùng nhau tấm tắc cười, họ nghĩ bụng khi thầy thấy nàng Cóc chắc sẽ sợ hãi.

Biết vậy, chàng thư sinh cũng vô cùng buồn bã vô cùng. Dù rất muốn nàng Cóc đi gặp thầy nhưng chàng lại củng sợ nàng Cóc dọa thầy sợ. Chàng buồn bã về nhà nằm một chổ suy tư. Nàng cóc ân cần hỏi han thì mới biết được chuyện, Nàng Cóc khuyên chồng không nên quá lo lắng và củng muốn đến gặp thầy để cảm tạ ở giáo dục của thầy với chồng mình, nàng bảo thầy là người học rộng biết nhiều chắc chắn sẽ hiểu chuyện. Được vợ động viên Chàng thư sinh củng không suy nghĩ nhiều và củng tin tưởng vào nàng.

Sáng ngày, cóc đi theo chồng, khi gần tới nhà thầy thì nhảy vào một cái bụi bên đường. Thư sinh dừng bước lại thì thấy ở bụi cây đi ra một cô gái xinh đẹp lạ lùng. Đang không hiểu chuyện gì thì cô gái liền cất tiếng nói là thiếp nàng cóc vợ chàng đây. Nghe thấy dọng quen thuộc của vợ mình thì chàng mới tin đây là vợ Cóc của mình, nhưng chàng vẫn chưa hết bỡ ngỡ. Lũ bạn của chàng thì thấy nàng Cóc đều không khỏi ngạc nhiên, ai nấy củng tấm tắc khen đẹp, không dám trêu trọc chàng thư sinh nữa. Thầy đồ thấy được Nàng Cóc củng khen lấy khen để khiến chàng thư sinh vô cùng hãnh diện.

nàng tiên cóc

Khi về lại nhà cha mẹ thư sinh mừng rỡ thấy con dâu cóc đã hóa ra người xinh đẹp, dịu dàng. Những tủy hổ bấy lâu nay của họ dường như tan biến hết.

Hai vợ chồng ăn ở với nhau đằm thắm vui vẻ, vợ sinh được nhiều con cái, chồng học thi đỗ cao làm lên chức lớn, sống một đời sung sướng.